Thế nào là cho vay nặng lãi? Mức xử phạt ra sao?

Thế nào là cho vay nặng lãi? Mức xử phạt ra sao?

678

Cho vay nặng lãi là hành vi đang có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động nguy hiểm dưới dạng xã hội đen, có sử dụng vũ lực. Vậy, thế nào là cho vay nặng lãi? Mức xử phạt ra sao?

Như chúng ta đã thấy, vay tiền là một giao dịch khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, bên cạnh các giao dịch vay tiền tại ngân hàng thì vẫn còn tồn tại những hành vi cho vay nặng lãi. Nhiều người đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết và sự cấp bách về tài chính của người vay để đưa ra mức lãi suất “trên trời”. 

Việc ký kết hợp đồng vay vốn với lãi suất không phù hợp với quy định của pháp luật sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới bản thân cũng như ảnh hưởng xấu tới xã hội. Nếu bạn đang băn khoăn không biết cho vay nặng lãi là gì, mức xử phạt đang áp dụng như thế nào đối với hành vi này thì hãy cùng nganhangviet.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thế nào là cho vay nặng lãi?

Cho vay nặng lãi là hiện tượng có diễn biến phức tạp, cho vay nặng lãi thường hoạt động có tổ chức, sử dụng vũ khí gây ra nhiều mối nguy hiểm cho xã hội. 

Thế nào là cho vay nặng lãi? Mức xử phạt ra sao?
Thế nào là cho vay nặng lãi?

Theo phương diện xã hội và con người, vay nặng lãi là hình thức cho vay tiền với lãi suất cao. Cụ thể, tổ chức cho cá nhân có nhu cầu vay tiền với lãi suất cao, vượt mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước quy định.

Lãi suất bao nhiêu được coi là cho vay nặng lãi?

Tại Điều 468 BLDS cũng đã có quy định về lãi suất vay như sau: 

  • Lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
  • Ngoài ra, đối với trường hợp không xác định rõ lãi suất, nếu có tranh chấp thì lãi suất sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định.

Như vậy, vay nặng lãi có nghĩa là tổ chức cho vay đưa ra mức lãi suất vượt quá lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Những người cung cấp dịch vụ cho vay nặng lãi sẽ có thể phải đối mặt với những hình phạt từ Pháp luật.

Các yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi

Theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS) các yếu tối cấu thành tội cho vay nặng lãi bao gồm: 

  • Mặt khách thể: An ninh trật tự trong kinh doanh tiền tệ.
  • Mặt khách quan: Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên, vượt quá  20%/năm hoặc có yếu tố hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Cụ thể, lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng theo quy định của pháp luật là 20%:12 tháng = 1,666/tháng%. Thế nhưng nếu áp dụng lãi suất gấp 5 lần: 5 lần x 1,666% = 8,33%/tháng thì vượt quá quy định về lãi suất của pháp luật.
  • Mặt chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự trước Pháp luật.
  • Mặt chủ quan: Cố ý thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi. 

Mức xử phạt vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Căn cứ vào Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:

Thế nào là cho vay nặng lãi? Mức xử phạt ra sao?
Mức xử phạt vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
  • Cho vay với “lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất”, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích nhưng vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Cho vay nặng lãi thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tước quyền chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  • Đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính, tùy vào mức độ vi phạm, hình thức xử phạt có thể là trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khi nào cho vay nặng lãi bị truy cứu hình sự?

Dựa trên quy định của Bộ luật hình sự, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn 2 dấu hiệu sau:

  • Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật đã quy định từ 10 lần trở lên.
  • Người cho vay lợi dụng hoàn cảnh cấp bách của người vay để áp dụng mức lãi suất cao. Đây được xem là hành vi mang tính chất bóc lột người đi vay nhằm thu lợi bất chính.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc vay nặng lãi là gì, mức xử phạt vay nặng lại như thế nào của nhiều khách hàng. Việc nắm rõ lãi suất vay theo quy định của Pháp luật sẽ giúp các bạn tránh được những rủi ro không đáng có.